Trầu bà leo cột là một loại cây leo có tên khoa học là Epipremnum aureum. Đây là một trong những loại cây phổ biến trong việc trang trí nội thất và kiến trúc cảnh quan.
TRẦU BÀ LEO CỘT CÓ ĐẶC ĐIỂM GÌ?
Cây trầu bà leo cột được coi là cây cảnh may mắn trong phong thủy. Nó được cho là có khả năng hút điều xấu ra khỏi không gian sống và mang lại sự cân bằng và thịnh vượng cho gia chủ.
Thông tin cơ bản
- Tên thường gọi: Trầu bà leo cột
- Tên khoa học: Epipremnum aureum
- Họ cây: Thuộc họ Araceae (họ Ráy)
- Xuất xứ: Từ đảo Solomon, Indonesia.
- Môi trường sống: Phù hợp với nhiều điều kiện thổ nhưỡng, hay khí hậu khác nhau, được ưa chuộng trồng ở khắp nơi trên cả nước.
Đặc điểm hình thái
- Cây trầu bà leo cột có khả năng leo rất tốt. Nhờ vào các rễ khí sinh học trên thân cây, nó có thể dễ dàng bám vào các bề mặt như tường, cột, và các vật dụng khác trong nhà để hút chất dinh dưỡng nuôi cây.
- Nếu được mọc ngoài tự nhiên, cây có thể cao hàng chục mét. Nếu sống trong chậu thì chỉ cao từ 1 đến 1,6m.
- Lá của cây có màu xanh sáng và hình trái tim, tạo nên vẻ đẹp tự nhiên và tươi tắn cho không gian trang trí.
Đặc điểm sinh trưởng
- Cây trầu bà leo cột có khả năng thích nghi với nhiều điều kiện sống khác nhau. Nó có thể sống được trong môi trường ánh sáng yếu, độ ẩm cao và không khí ô nhiễm.
CÂY TRẦU BÀ LEO CỘT CÓ TÁC DỤNG GÌ?
Trầu bà leo cột được trồng phổ biến trong nhà, văn phòng, hay trang trí trong các khách sạn, cửa hàng. Cây có rất nhiều tác dụng tốt khi được đặt để trong một không gian nhất định như:
- Tạo không khí trong lành: Cây có khả năng hấp thụ các khí độc hại trong không khí và giúp tạo ra không khí trong lành và tươi mát trong nhà, thích hợp làm cây cảnh phòng khách, cây cảnh phòng bếp, cây cảnh phòng tắm….
- Làm giảm căng thẳng: Theo một số nghiên cứu khoa học, cây trầu bà cột có thể giúp làm giảm căng thẳng và tạo cảm giác thư giãn.
- Làm giảm độc tố: Là cây lọc không khí, có khả năng hấp thụ các chất độc hại như benzen, formaldehyde, xylene và toluene, giúp làm giảm độc tố và cải thiện chất lượng không khí trong nhà.
- Trang trí nội thất: Với lá xanh đầy sức sống và khả năng leo trèo linh hoạt, loài cây này là lựa chọn phổ biến để trang trí cho không gian nội thất của bạn.
- Tăng cường sức khỏe: Theo y học cổ truyền, lá và rễ trầu bà có tác dụng giảm đau, tiêu viêm, lợi tiểu, chữa chứng khô miệng, giúp hạ men gan, tăng cường miễn dịch và chống ung thư.
Với những tác dụng trên, cây trầu bà cột được đánh giá là một trong những loại cây trang trí và làm sạch không khí trong nhà rất tốt.
Ý NGHĨA CÂY TRẦU BÀ LEO CỘT TRONG PHONG THỦY
- Cây trầu bà leo cột được coi là một loại cây may mắn trong phong thủy, mang lại sự bình an, tài lộc và phúc lộc cho gia chủ.
CÁCH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY TRẦU BÀ LEO CỘT
Cách chăm sóc trầu bà leo cột
Cây trầu bà leo cột là loại cây rất dễ trồng và chăm sóc, bạn chỉ cần chú ý những điểm sau:
- Ánh sáng: Tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp, nên để vị trí mát mẻ thoáng gió có ánh sáng đèn điện (ít nhất 6h/ngày) hoặc nơi có ánh sáng tự nhiên chiếu xiên (ánh sáng bán phần).
- Đất và chậu: Chỉ sử dụng giá thể kiểng lá cao cấp của Anber để cây phát triển tốt nhất, ít mầm bệnh, không bị úng.
- Tưới nước: Châm nước vào bộ tự tưới AWS theo tờ HDSD của Anber, khi châm nước có thể tưới thêm vào cột trụ leo.
- Phân bón: Tưới dinh dưỡng phân bón theo tờ HDSD của Anber định kỳ 2 tuần/lần.
- Cắt tỉa: Trầu bà leo cột có tán lá rậm rạp, do đó cần được cắt tỉa thường xuyên để tránh tình trạng lá quá dày và che khuất ánh sáng. Ngoài ra, việc cắt tỉa thường xuyên để cây có dáng đẹp và khỏe mạnh hơn. Đặc biệt cắt bỏ ngay lá vàng héo.
- Kiểm tra sâu bệnh: Thường xuyên kiểm tra và xử lý những sâu bệnh trên cây để bảo vệ sức khỏe của chúng. Để môi trường ít ánh sáng, ẩm, cây dễ bị nấm rệp nên cần phun chống bệnh.