* Nhận biết chậu composite giá rẻ

* Giá rẻ: Kích thước chậu 50x50x50 giá chỉ khoảng vài trăm ngàn đồng.

* Bề mặt màu sắc không sắc nét, không đều, màu lợt

* Nhìn kỹ sẽ thấy màu không cứng, có thể phát hiện vết rạn nứt

* Sau một - ba tháng sử dụng bề mặt sẽ tự nứt, nổi mụn cóc như hình bên dưới




* Thành phần:

- Trường hợp 1: Xi măng kết hợp với sợi mắt cáo (tức là sợi fiber nhưng lỗ sợi rất lớn). Loại chậu này rất nặng, muốn khoan lỗ thoát nước phải khoan bằng khoan bê tông, bề mặt rất xấu, sử dụng một thời gian sẽ bị mẻ, xước,...


- Trường hợp 2: Xi măng kết hợp lõi xốp (mút) bên ngoài phun màu. Loại chậu này nhẹ như chậu composite cao cấp anber, dễ khoan lỗ nhưng vì có lớp xi măng nên khi khoan lỗ sẽ bị mẻ xung quanh không gọn và đẹp. Sử dụng một thời gian lớp xi măng sẽ bong ra rất xấu.


- Trường hợp 3: Nhựa resin được pha loãng với hoá chất (ngoài chợ) để tiết kiệm nhựa. Chính lý do này làm cho chậu không chịu được nước, dễ rạn nứt, phồng rộp sau một thời gian sử dụng. Hoặc chỉ cần để trong phòng lạnh cũng bị rạn nứt bề mặt.


- Trường hợp 4: Chậu giả composite, thành phần chính là xi măng độn thêm bông (dùng 1 thời gian sẽ như hình bên dưới)





Dưới đây là một số hình ảnh chậu composite giá rẻ:



Nhìn bên ngoài bạn sẽ thấy rất giống chậu composite cao cấp, nhưng khi chậu bị nứt và mẻ thì chúng ta mới có thể phát hiện được.


TÁC HẠI KHI SỬ DỤNG CHẬU COMPOSITE GIÁ RẺ?


-Ảnh hưởng tới sức khoẻ người sử dụng và môi trường: Một chậu composite trước khi có thể sử dụng phải đạt tiêu chuẩn chứng chỉ an toàn. Ví dụ khi xuất khẩu qua thị trường Châu Âu, chậu composite phải chứng chỉ Bureau Veritas. Chính vì vậy, chậu composite giá rẻ đang được sản xuất tại các xưởng nhỏ để sử dụng trong nước mà không đạt chứng chỉ gì, sẽ gây ra nguy hiểm cho con người và môi trường thiên nhiên.


-Trọng lượng nặng: Mục đích khi sử dụng chậu composite là chúng ta muốn trồng cây với chậu có trọng lượng nhẹ dễ di chuyển hơn, đẹp hơn nhưng chậu composite giá rẻ rất nặng, chẳng khác gì chậu xi măng. Nếu một chậu composite frp cao cấp của Anber có trọng lượng khoảng 3-5kg thì chậu composite giá rẻ nặng khoảng 15-30kg.


-Ảnh hưởng tới môi trường, tạo ra rác thải không thể tái chế hay tái sử dụng: Nếu bạn sử dụng chậu composite giá rẻ thì không có lợi gì ngoài việc mất thêm tiền, nếu bạn có ý định mua chậu composite thì nên mua chậu composite cao cấp đúng chuẩn hoặc sử dụng chậu gốm sứ để tiết kiệm chi phí. Chậu composite giá rẻ dùng một thời gian sẽ bở và phồng rộp, khi đó bạn giữ lại cũng không được, thải ra môi trường cũng không xong, trả lại nhà máy để họ tái sử dụng cũng không được. Chính vì vậy, nếu bạn nghĩ tới môi trường và trách nhiệm của mình với thế hệ sau thì không nên mua bán và sử dụng chậu composite giá rẻ.


-Thiết kế không thẩm mỹ, không sắc nét: Chậu composite giá rẻ được tạo ra từ khuôn bằng các tấm sắt (thép) hàn lại, sau đó người ta chát xi măng trộn với sợi caro lên là thành chậu composite xi măng.


-Phồng rộp bề mặt: thành phần chủ yếu của chậu composite giá rẻ là bột đá nên bản thân nó sẽ không chịu được nước, chính vì thế sau một thời gian sử dụng chậu composite giá rẻ sẽ bị phồng rộp bề mặt.


-Dễ nứt mẻ các góc: Chậu composite giá rẻ chịu lực kém hơn chậu composite anber, nên rất dễ nứt mẻ khi có va đập. Chậu composite anber chịu lực cao hơn nên khó nứt mẻ hơn.


-Màu sắc phai nhạt, dễ phai màu: chậu composite giá rẻ thường được làm từ bột màu giá rẻ của Trung Quốc, nên rất dễ phai màu, màu sắc không sắc nét và đẹp như chậu composite anber.


 
So sánh chất lượng màu chậu compostie giá rẻ (bên trái) & chậu composite cao cấp Anber (bên phải)

Video khoan thử lỗ thoát nước chậu composite anber và chậu composite giá rẻ


Video thử làm đổ chậu anber xuống nền gạch - KHÔNG BỂ VỠ


Video đập thử chậu bằng búa sắt - KHÔNG BỂ VỠ